Bế mạc SEA Games 32: Lời tạm biệt chân thành
Phân khúc xe tay ga phổ thông nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam ngày càng đa dạng và cạnh tranh khi xuất hiện thêm những mẫu mã mới. Không lâu sau khi Honda BeAT cập nhật bản nâng cấp, mới đây Yamaha Gear 125 cũng được các đại lý xe máy không chính hãng nhập khẩu phân phối tại Việt Nam.Giọng ca bolero Hải Ngân: Vợ chồng tôi bình đẳng, không có khái niệm 'nóc nhà'
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Game giải đố The Walking Dead Match 3 Tales chính thức ra mắt toàn cầu
Chỉ huy lực lượng hải quân Đức, Phó đô đốc Jan Christian Kaack phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 12.2 rằng có những nỗ lực đột nhập vào các căn cứ hải quân Đức qua đường bộ và đường biển. Vị quan chức Đức không cung cấp chi tiết về các nỗ lực phá hoại hoặc nói rõ chủ mưu của các hoạt động trên, theo Business Insider.Tại buổi họp báo, ông Kaack cũng đưa ra cảnh báo chung về Nga khi nói chuyện với các phóng viên. "Mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga trở nên cấp bách hơn vào đầu năm 2025 so với 2 năm trước", ông nói.Phát biểu của ông Kaack được đưa ra sau khi báo Suddeutsche Zeitung đưa tin các nhà chức trách Đức đã mở cuộc điều tra về khả năng phá hoại liên quan một tàu chiến mới - có tên gọi là Emden - được đưa vào biên chế. Cảnh sát đã phát hiện ra hàng chục kilogam vụn kim loại trong hệ thống động cơ của con tàu chiến Emden.Theo Suddeutsche Zeitung và các đài truyền hình WDR và NDR, vấn đề với tàu hộ tống lớp Emden được cho là đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra tại một xưởng đóng tàu ở Hamburg vào tháng trước, ngay trước khi tàu khởi hành lần đầu tiên. Được biết, nếu những mảnh vụn này không được phát hiện trong quá trình kiểm tra, chúng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho con tàu. Vụ việc hiện đang được văn phòng công tố khu vực Hamburg và cảnh sát hình sự địa phương điều tra. Emden là một trong 5 tàu hộ tống K130 mới mà Đức đặt hàng để giao vào năm 2025 nhằm đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tăng khả năng giám sát hàng hải.Đức đối mặt với nhiều sự cố phá hoại trong 2 năm qua, trong đó có sự kiện gói hàng bốc cháy trên máy bay và một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất đạn dược ở Berlin. Hồi cuối tháng 1, một nhà máy sản xuất đạn dược của Đức ở Tây Ban Nha đã xảy ra vụ nổ, khiến 6 công nhân bị thương. Theo The Defense Post, đầu tháng 2, cảnh sát Đức cho biết họ đang điều tra vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) trên một căn cứ không quân ở miền bắc nước Đức, nơi quân đội Ukraine đang được huấn luyện. Đây là sự cố mới nhất trong một loạt vụ UAV được phát hiện bay qua các địa điểm quân sự và công nghiệp ở Đức trong những tháng gần đây, dấy lên nhiều lo ngại.Cùng với các quốc gia đồng minh NATO, Đức nghi ngờ rằng Nga đã tiến hành hành động hỗn hợp và bí mật chống lại các nước phương Tây, theo Business Insider. Phía Nga chưa bình luận về thông tin trên.Trong khi đó, biển Baltic, nơi tàu Emden dự kiến được triển khai, cũng đã chứng kiến một số lượng lớn các vụ việc nghi ngờ là chiến dịch hỗn hợp, bao gồm cả việc cắt cáp ngầm kết nối các thành viên NATO. Những sự cố này đã làm dấy lên lo ngại về an ninh cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra các hành động phá hoại có chủ đích.
Theo đó, việc thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn được thực hiện thống nhất, đồng bộ trong quân đội, động viên kịp thời, chính xác các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc trong chiến đấu, công tác.Nghị định của Chính phủ nêu rõ chỉ thực hiện xem xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên; trong thời hạn giữ một chức vụ chỉ được xem xét thăng vượt một bậc quân hàm. Thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.Tiêu chí huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn là các thành tích đạt được trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác được ghi nhận bằng hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn hoặc quá trình cống hiến).Thời điểm được tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước phải trong niên hạn giữ cấp bậc quân hàm hiện tại. Trường hợp trong niên hạn sĩ quan đạt nhiều thành tích thì chỉ áp dụng một thành tích cao nhất để xét thăng quân hàm vượt bậc hoặc trước thời hạn. Về tiêu chí tiêu chuẩn để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, nghị định này quy định sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên, lập thành tích đặc biệt xuất sắc được xem xét thăng quân hàm vượt bậc khi được tặng thưởng một trong các hình thức khen thưởng sau như: Các hình thức huân chương (Huân chương sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất); danh hiệu vinh dự Nhà nước (danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng Lao động); Giải thưởng Hồ Chí Minh.Sĩ quan được xem xét thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi có đủ tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc theo quy định ở trên nhưng cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm một bậc. Thời điểm xem xét sau khi sĩ quan có quyết định khen thưởng; lập thành tích xuất sắc được tặng thưởng một trong các hình thức: Huân chương Độc lập hạng nhì, hạng ba; Huân chương Quân công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Dũng cảm. Thời gian thăng quân hàm trước thời hạn không quá 24 tháng. Trường hợp đặc biệt chưa quy định ở trên do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chuỗi Hội thảo chuyên môn Kỹ thuật mô phỏng bằng máy tính
SDF, lực lượng đã tạo ra một khu vực bán tự trị ở đông bắc Syria trong suốt 14 năm nội chiến, đã đàm phán với chính quyền mới tại thủ đô Damascus, do các cựu lực lượng đối lập thành lập sau khi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào ngày 8.12.2024, theo Reuters.Chỉ huy SDF Mazloum Abdi cho hay trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Asharq News của Ả Rập Xê Út vào tuần trước rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng mới nhưng là "một khối quân sự" và không giải thể.Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters hôm nay 19.1, Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông bác bỏ đề xuất nói trên của SDF, theo Reuters. "Chúng tôi nói rằng họ sẽ gia nhập Bộ Quốc phòng trong hệ thống phân cấp của Bộ Quốc phòng và được phân bổ theo cách quân sự...Nhưng để họ vẫn là một khối quân sự trong Bộ Quốc phòng, thì một khối như thế trong một tổ chức lớn là không hợp", ông Abu Qasra, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào ngày 21.12.2024, nhấn mạnh.Một trong những ưu tiên của Bộ trưởng Abu Qasra kể từ khi nhậm chức là đưa nhiều phe phái chống ông Assad vào một cấu trúc chỉ huy thống nhất. Tuy nhiên, việc làm như thế với SDF đã gặp thách thức. Mỹ xem SDF là đồng minh chủ chốt chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ xem SDF là mối đe dọa an ninh quốc gia.Đơn vị Phòng vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) chiếm phần lớn trong SDF. Trong khi đó, Ankara coi YPG là sự mở rộng của kẻ thù trong nước là đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn đã lãnh đạo cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập niên chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông đã gặp các nhà lãnh đạo của SDF nhưng cáo buộc họ "trì hoãn" các cuộc đàm phán về việc sáp nhập vào Bộ Quốc phòng Syria giống như các phe phái dân quân khác và nhấn mạnh việc sáp nhập này là "quyền của nhà nước Syria".Ông Abu Qasra được bổ nhiệm vào chính phủ chuyển tiếp khoảng hai tuần sau khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy cuộc tấn công lật đổ ông Assad.Ông Abu Qasra cho biết thêm ông hy vọng sẽ hoàn tất quá trình sáp nhập nói trên, bao gồm bổ nhiệm một số nhân vật quân sự cấp cao, trước ngày 1.3, khi thời gian nắm quyền của chính phủ chuyển tiếp dự kiến kết thúc, theo Reuters.